5 RỦI RO và 5 CÁCH PHÒNG TRÁNH giúp bạn phá dỡ nhà cũ an toàn hiệu quả
Khác với việc xây nhà mới từ lô đất trống, Anh/chị phải phá dỡ nhà cũ để giao mặt bằng cho đơn vị thi công xây mới. Với phần đông các gia đình, việc xây nhà được thực hiện một đến hai lần trong đời, nên phần phá dỡ nhà cũ cũng vậy, dẫn đến Anh/chị không có được kinh nghiệm và bối rối trong việc phá dỡ này.
Bài viết này được Ks. Lê Đức Cường - Xây Dựng Nhà Nam Việt liệt kê rõ các rủi ro và cách phòng trách để Anh/chị phá dỡ nhà cũ được an toàn hiệu quả.
Mục lục
1.Rủi ro khi chính quyền địa phương xuống yêu cầu ngưng để bổ sung hồ sơ.
2.Rủi ro khi việc tháo dỡ có thể gây mất an toàn.
3.Rủi ro về bụi bặm và ồn ào.
4.Rủi ro khi đơn vị phá dỡ làm cho nhanh, phá dỡ không hết.
5.Rủi ro khi nhà hàng xóm bị nứt dẫn đến tranh cãi v.v…
6.Lời kết.
7.Câu hỏi thường gặp.
1. Rủi ro khi chính quyền địa phương xuống yêu cầu ngưng để bổ sung hồ sơ.
Theo Luật Xây Dựng số hiệu 50/2014/QH13, có hiệu lực từ ngày 01/01/2015, việc phá dỡ công trình được mô tả tại “Điều 3. Giải thích từ ngữ” và quy định tại “Điều 118. Phá dỡ công trình xây dựng”, thì việc phá dỡ công trình cũ để thi công nhà mới cần phải có giấy xin cấp phép xây dựng. Nội dung của phần xin cấp phép phá dỡ nhà cũ sẽ nằm trong giấy xin cấp phép xây dựng công trình mới. Chốt lại việc phá dỡ nhà cũ được thực hiện sau khi có giấy xin cấp phép xây dựng công trình mới và đã thông báo cho chính quyền địa phương.
Anh/chị có thể xem chi tiết văn bản Luật Xây Dựng số hiệu 50/2014/QH13, có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 tại website: https://chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27160&docid=175348
2. Rủi ro khi việc tháo dỡ có thể gây mất an toàn.
Khi phá dỡ cần tuân thủ nguyên tắc quan trọng “phá dỡ từ trên xuống, từ ngoài vào trong”, Anh/chị có thể tham khảo theo quy trình 7 bước cơ bản bên dưới:
Bước 1: Khảo sát hiện trạng nhà cũ. Việc khảo sát giúp đơn vị phá dỡ lên phương án thi công phù hợp, đảm bảo an toàn, hiệu quả và tính toán được chi phí phá dỡ .
Bước 2: Thực hiện che chắn (nếu có). Mục đích của việc này nhằm tránh xảy ra các tai nạn cho người và tài sản xung quanh khu vực tháo dỡ.
Bước 3: Tập kết nhân lực và máy móc, thiết bị. Những trang thiết bị chính cho công tác này thường gồm: Máy ủy, máy xúc, xe cuốc gắn đầu đục, máy khoan đục bê tông và các dụng cụ khác….
Bước 4: Ngắt nguồn điện tổng, ngắt nguồn nước tổng. Che chắn bảo vệ đồng hồ điện, đồng hồ nước để không bị hư hại.
Bước 5: Tiến hành phá dỡ, vận chuyển xà bần, thu gom phế liệu.
Bước 6: Thực hiện móc móng, vận chuyển và xử lý đất thải, phế liệu xây dựng.
Bước 7: Bàn giao mặt bằng.
Mỗi công trình khác nhau sẽ có những đặc điểm khác nhau, tùy thuộc vào vị trí và quy mô của công trình như: nhà liền kề các căn nhà khác/ nhà ở vị trí trống trải xung quanh không có nhà, nhà cấp 4/ nhà cấp 3/ nhà nhiều tầng v.v…Tùy thuộc vào mỗi công trình ta sẽ lên phương án phá dỡ cụ thể tương ứng để đảm bảo việc phá dỡ được an toàn, hiệu quả.
3. Rủi ro về bụi bặm và ồn ào.
Cần tưới nước và che bạc tại khu vực tháo dỡ để giảm thiểu bụi bặm. Tiến hành phá dỡ vào giờ hành chính để không gây ảnh hưởng đến giờ giấc sinh hoạt của các nhà xung quanh. Đặc biệt là thực hiện việc khai báo lên chính quyền địa phương trước khi phá dỡ, để phòng trường hợp người dân xung quanh lên phường thưa và phản ảnh.
4. Rủi ro khi đơn vị phá dỡ làm cho nhanh, phá dỡ không hết.
Phần phá dỡ không hết này thường là phần nền móng nằm dưới sàn trệt và hầm phân khi đơn vị thi công xây dựng vào thì phải phá dỡ nền móng và hầm phân mới triển khai thi công được, do đó phát sinh thêm chi phí này. Vì vậy Anh/chị chỉ cần thương lượng rõ ngay từ đầu với đơn vị phá dỡ về phần này là loại trừ được rủi ro.
5. Rủi ro khi nhà hàng xóm bị nứt dẫn đến tranh cãi v.v…
Cả chủ nhà và đơn vị phá dỡ đều không muốn nghĩ và nhắc đến điều này, nhưng đây lại là rủi ro phức tạp và khó chịu nhất. Muốn phá dỡ thì ta phải tác động một lực mạnh, trường hợp nhà bên cạnh là nhà cấp 4 đã xuống cấp thì dễ bị ảnh hưởng.
Vậy khi hàng xóm phản ánh nhà họ bị nứt do việc phá dỡ gây ra thì ta nên xử lý ra sao? Cách tốt nhất là chủ nhà và đơn vị phá dỡ cùng thương lượng thiện chí với nhà hàng xóm để khắc phục, tránh tranh cãi, tránh thưa kiện, ảnh hưởng đến việc thi công xây dựng nhà mới.
Khi chủ nhà chọn đơn vị phá dỡ cũng chính là nhà thầu xây dựng thì sẽ hạn chế được tối đa việc ảnh hưởng đến nhà hàng xóm, lúc đó nhà thầu xây dựng sẽ chú trọng hơn để lúc thi công xây dựng nhà mới được thuận lợi.
6. Lời kết
Đây là các chia sẻ dựa trên kinh nghiệm tích lũy cá nhân của tôi. Mong rằng các chia sẻ này sẽ hữu ích đến Anh/chị, để việc phá dỡ nhà cũ được an toàn và thuận lợi, tạo đà thi công nhà mới được suôn sẻ. Nếu Anh/chị cần thêm thông tin vui lòng liên hệ tác giả để được tư vấn trực tiếp.
7. Câu hỏi thường gặp
Khác biệt giữa đơn vị phá dỡ và đơn vị thu mua xác nhà cũ, nên giao đơn vị nào và giao theo hình thức nào?
- Nhìn chung không mấy khác biệt đơn vị phá dỡ cũng thường thu mua xác nhà cũ (các phế liệu có thể bán cho vựa ve chai), và đơn vị thu mua xác nhà cũ cũng thường nhận phá dỡ.
- Có thể giao cho đơn vị thầu xây dựng để họ có trách nhiệm hơn trong việc phá dỡ vì sau này sẽ thi công xây dựng nhà mới.
- Nên thỏa thuận giá phá dỡ không lấy đồ phế liệu, sau đó tùy vào nhu cầu sử dụng để giao thêm đơn vị phá dỡ sẽ lấy đồ gì để có giá đúng, phải chăng.
Tác giả,
Ks.Lê Đức Cường – Xây Dựng Nhà Nam Việt (Sđt: 0933.804.368 hoặc 086 79 14313)
P/s1: Nếu Anh/chị biết ai đang sắp sửa xây nhà, mong muốn có căn nhà chất lượng, bền vững và đẹp, xin hãy chia sẻ bài viết này đến họ hoặc giới thiệu họ đến công ty Xây Dựng Nhà Nam Việt, để tôi được tiếp tục trao đi giá trị.
P/s2: Nếu Anh/chị cảm thấy chưa cần xem và tìm hiểu chuỗi bài viết này, vui lòng phản hồi đến tôi để ngưng việc gởi và chia sẻ cho đến khi Anh/chị cần xem và tìm hiểu.